Quản trị marketing và tầm quan trọng của chúng tại doanh nghiệp

Quản trị marketing và tầm quan trọng của chúng tại doanh nghiệp

Quản trị marketing được biết đến như 1 trong những phần không thể thiếu để tạo nên thành công của các chiến dịch marketing. Nhằm tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến thị trường, chúng ta không chỉ đơn thuần lên ý tưởng, vạch kế hoạch, mà còn phải quản trị các chiến lược và phân công nhiệm vụ sao cho hợp lý nhất.

Quản trị marketing là gì?

Quản trị có lẽ không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với các doanh nghiệp. Người ta thường biết đến quản trị tài chính, kế hoạch, dự án,… Nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu như mong muốn. Đồng thời xử lý các sự cố, sai sót phát sinh kịp thời.

Tương tự, trong lĩnh vực marketing cũng như vậy. Không chỉ đơn thuần tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến với thị trường thông qua những phương thức khác nhau, chúng ta còn phải quản trị. Thông qua đó, theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả của mỗi chiến dịch.

Hiểu 1 cách đơn giản, quản trị marketing là việc phân tích, đánh giá, quản lý chiến lược marketing cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của đơn vị.

Các doanh nghiệp hiện nay đã và đang chú trọng nhiều trong phương thức quản trị marketing
Các doanh nghiệp hiện nay đã và đang chú trọng nhiều trong phương thức quản trị marketing

Công việc quản trị được thực hiện qua từng giai đoạn. Từ những bước chuẩn bị đầu tiên cho tới khi đã chạy chiến lược trên thị trường.

Nhờ có sự quản trị marketing mà việc đạt được mục tiêu đề ra sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế những sai sót, vấn đề nảy sinh không đáng có.

Đặc điểm của quản trị marketing

Để quản trị marketing chính xác, hiệu quả, chúng ta cần phải nắm được những đặc điểm của lĩnh vực này. Cụ thể:

Quản trị marketing là 1 quá trình nối tiếp mang tính logic

Để thực hiện quản trị nói chung và quản trị marketing nói riêng, cần phải thực hiện các bước theo 1 quy trình khoa học, logic.

Cụ thể, để triển khai chiến lược marketing, cần phải lên ý tưởng. Vạch chiến lược, nghiên cứu, khảo sát. Chuẩn bị các yếu tố cần thiết và cuối cùng là áp dụng chiến lược vào thực tế.

Quản trị marketing là 1 quá trình nối tiếp mang tính logic
Quản trị marketing là 1 quá trình nối tiếp mang tính logic

Người làm nhiệm vụ quản trị marketing cũng phải quản lý quy trình theo đúng từng bước theo như trình tự nêu trên.

Nếu phát hiện vấn đề ở bất cứ công đoạn nào, quản trị viên cần nhanh chóng điều chỉnh, sửa chữa hợp lý.

Khi đảm bảo quản trị marketing có tính logic, chúng ta sẽ quản lý tốt hơn những rủi ro. Tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót bất cứ giai đoạn nào.

Quản trị dựa trên việc bám sát mục tiêu marketing đề ra

Bên cạnh đó, trong từng công đoạn của chiến lược marketing, nhà quản trị còn phải đánh giá mức độ hiệu quả và đạt được mục tiêu trên thực tế như thế nào.

Khi triển khai chiến lược marketing, không phải ai cũng biết được kết quả của chiến lược đó như thế nào. Hay, khả năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ra sao. Cho nên, phải có cá nhân chuyên làm nhiệm vụ quản trị với kiến thức, kinh nghiệm vững trong marketing.

Khi thực hiện quản lý, hãy luôn bám sát các mục tiêu cơ bản mà doanh nghiệp đặt ra. Có thể sử dụng các chỉ số hoặc KPI nhằm gia tăng mức độ chính xác.

Đảm bảo đúng tiến độ

Quản trị marketing còn hướng tới sự đánh giá, quản lý tiến độ của dự án. Cụ thể, khi lên kế hoạch và triển khai, sẽ có những khung thời gian tương ứng với từng hoạt động nhất định. Cho nên, người quản lý cũng nên xem xét hoạt động được thực hiện có đúng với khung thời gian đã đề ra hay không.

Trong trường hợp chậm tiến độ vì bất cứ lý do nào, người quản lý nên xem xét. Có phương án giải quyết phù hợp.

Quản trị marketing còn hướng tới sự đánh giá, quản lý tiến độ của dự án
Quản trị marketing còn hướng tới sự đánh giá, quản lý tiến độ của dự án

Luôn có sự hợp tác, phối hợp với các phòng ban

Sự hợp tác giữa các phòng ban đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong đội ngũ marketing còn có các nhóm nhỏ hoạt động chuyên về truyền thông, designer, chăm sóc khách hàng,…  Do đó, cách để quản lý công việc marketing tốt nhất là bao quát công việc của các bộ phận khác nhau. Thông qua đó, nhà quản trị cũng có thể củng cố hoạt động và sự liên kết giữa từng cá nhân, từng  nhóm.

Quản trị marketing dựa trên yếu tố 4P

Marketing hoạt động dựa trên 4 yếu tố P. Lần lượt là Giá cả (Price), Product (Sản phẩm), Place (Địa điểm) và Promotion (Quảng bá).

Việc xây dựng, triển khai hay đánh giá chiến lược đều phải dựa trên 4 yếu tố P nói trên.

Nếu như bỏ qua 1 trong 4 yếu tố đều có thể khiến cho chiến lược marketing trở nên thiếu hiệu quả. Mặt khác, công tác quản trị cũng không đạt được tính chính xác cao.

Marketing hoạt động dựa trên 4 yếu tố P
Marketing hoạt động dựa trên 4 yếu tố P

Tầm quan trọng của quản trị marketing

Nhiều người thường chỉ lên ý tưởng, kế hoạch và thực hiện chiến lược marketing mà quên mất rằng, quản trị marketing cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Dưới đây là 1 số vai trò chủ yếu. Chúng nêu bật tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp lẫn mỗi cá nhân.

Kết nối doanh nghiệp với thị trường

Nhà quản trị marketing được xem như là cầu nối với thị trường. Bởi lẽ, họ là những người am hiểu về nhu cầu, thị hiếu khách hàng.

Đồng thời, khi đảm nhận vai trò quản lý, họ cũng biết tường tận kế hoạch marketing của công ty ra sao.

Nhờ sự am hiểu tường tận về cả 2 phía, nhà quản trị có thể kết nối doanh nghiệp và thị trường. Khiến cho việc tiếp thị trở nên hiệu quả. Khi đó, sản phẩm, dịch vụ dễ dàng tới tay người tiêu dùng hơn.

Tất nhiên, điều này đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức chuyên môn giỏi. Có kinh nghiệm dày dặn. Không ngừng mở rộng các mối quan hệ xung quanh.

Nhà quản trị marketing được xem như là cầu nối với thị trường
Nhà quản trị marketing được xem như là cầu nối với thị trường

Nâng cao năng suất hoạt động

Một trong những vấn đề rất được quan tâm khi thực hiện chiến lược marketing đó là năng suất lao động.

Nhiều công ty thực hiện dự án chỉ đơn thuần trên ý tưởng, kế hoạch của đội ngũ đưa ra. Không có sự xem xét, đánh giá lại hay quản lý chặt chẽ.

Đây là nguyên nhân khiến cho không ít công ty chi nhiều tiền cho marketing. Thế nhưng lại không mang lại kết quả như mong muốn. Vì thế, muốn nâng cao năng suất hoạt động của đội ngũ và đạt được mục tiêu marketing như đề ra, đừng nên bỏ qua yếu tố quản trị marketing.

Liên kết các bộ phận bên trong doanh nghiệp

Quản trị marketing là nhiệm vụ dành cho những nhà quản lý với khả năng am hiểu thị trường lẫn đội ngũ nhân viên chuyên sâu.

Công việc của họ không chỉ đơn thuần dừng ở việc đánh giá chất lượng dự án, mà còn phân tích. Từ đó, đề xuất, giám sát tiến độ thực hiện của mỗi kế hoạch.

Trong khi đó, mỗi công việc lại do những cá nhân, nhóm nhỏ trong công ty đảm nhận. Có thể nói, khi quản trị marketing, nhà quản trị phải làm việc với mỗi người và liên kết thành 1 tập thể thống nhất. Như vậy, tổ chức doanh nghiệp càng đạt được sự đoàn kết cao. Càng làm việc hiệu quả đúng với deadline đặt ra.

Quy trình quản trị marketing bao gồm những gì?

Như đã đề cập ở trên, quản trị marketing cũng là hoạt động bao gồm những bước theo quy trình nhất định. Có 5 bước cơ bản mà mỗi nhà quản trị nên áp dụng. Cụ thể:

Phân tích môi trường marketing

Bước đầu tiên và cũng là nền tảng của 1 chiến lược thành công đó là phân tích môi trường  marketing.

Những yếu tố cần tìm hiểu và phân tích bao gồm môi trường vĩ mô bên ngoài và vi mô bên trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng cần phải hiểu hơn về điểm mạnh,  điểm yếu. Hay, thế mạnh và những mối đe doạ với công ty thông qua ma trận SWOT

Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường

Từ những phân tích nói trên cũng như đặc điểm sản phẩm, dịch vụ, lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp. Định vị sản phẩm, dịch vụ của mình ở phân khúc thị trường tối ưu nhất.

Thiết lập chiến lược và lập kế hoạch marketing

Đề ra những chiến lược thực sự sáng tạo và quản trị tính hiệu quả, rủi ro. Ở giai đoạn này, nhà quản trị nên lắng nghe ý kiến của các thành viên. Hướng đến lập kế hoạch marketing cuối cùng  phù hợp nhất.

Hoạch định các chương trình marketing

Nhà quản trị là người sẽ hoạch định các chương trình marketing. Quá trình này sẽ dựa trên những kế hoạch đã được thống nhất.

Vì thế, cần phải hiểu rõ điều kiện của doanh nghiệp cũng như nhu cầu thị trường để triển khai trong thời điểm chính xác.

Hoạch định các chương trình marketing
Hoạch định các chương trình marketing

Tổ chức thực hiện và kiểm tra marketing mix

Việc tổ chức thực hiện sẽ do toàn bộ đội ngũ lẫn nhà quản trị đảm nhận. Hãy kiểm tra marketing mix thật kỹ lưỡng. Đánh giá hiệu quả của chiến lược sau khi triển khai để có sự sửa đổi hoặc phát huy tốt nhất.

Quản trị marketing là công việc không hề đơn giản. Người quản lý phải có cái nhìn bao quát. Cùng với đó là kiến thức, kinh nghiệm vững trong lĩnh vực này. Đặc biệt, sự quản lý, giám sát nên được thực hiện xuyên suốt quá trình triển khai marketing. Từ đó có sự điều chỉnh, thay đổi hợp lý. Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề trên? Hãy truy cập hocmarketingonline.net ngay hôm nay để có cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *