Marketing căn bản được xem là nền tảng mà marketer phải nắm được trước khi tìm hiểu chuyên sâu và áp dụng trong các chiến lược marketing thực tế. Có lẽ đó cũng chính là lí do tại sao, tại các trường hoặc trung tâm đào tạo marketing, đây lại là bộ môn không thể thiếu. Bạn đã biết gì về lĩnh vực này? Cùng điểm qua nhữg thông tin hữu ích với bài viết sau nhé.
Marketing căn bản là gì?
Marketing có lẽ không còn là thuật ngữ quá xa lạ hiện nay. Hầu như ai cũng từng nghe tới marketing như 1 chuyên ngành, công việc. Hay thậm chí là môn học.
Thế nhưng không phải ai cũng hiểu bản chất marketing. Rộng hơn là những nguyên tắc, kỹ thuật liên quan.
Thực tế, marketing là quá trình tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu của thị trường. Từ đó tiếp thị và mang sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để triển khai chiến lược marketing. Yếu tố cấu thành marketing hay các vấn đề cần nghiên cứu trong lĩnh vực này là gì? Marketing căn bản giải đáp những câu hỏi đó.

Nội dung của marketing căn bản tổng hợp những vấn đề cơ bản, nền tảng nhất của marketing. Từ khái niệm, cấu thành, nhân tố tác động cho tới quy trình sáng tạo, thực hiện chiến lược marketing.
Chính vì thế, những ai chưa có kiến thức hay hiểu biết về marketing nên tìm hiểu trước về nền tảng cơ bản này. Từ đó, sẽ dễ dàng phát triển. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm cũng như linh hoạt trong những tình huống khác nhau.
Những khái niệm cốt lõi về marketing căn bản
Khi tiếp cận với marketing căn bản, chúng ta sẽ tìm hiểu được rất nhiều khái niệm cốt lõi. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện, phát triển chiến lược marketing sau này. Điển hình bao gồm:
Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu
Có thể nói, nhu cầu, mong muốn và yêu cầu là gốc rễ của marketing. Khi mà thị trường có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ nào đó, người ta mới nghiên cứu để tạo ra các chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phù hợp tương ứng.
Tất nhiên, nhu cầu, mong muốn và yêu cầu là 3 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Marketing căn bản sẽ giúp bạn chỉ ra điểm khác nhau đó. Đồng thời hiểu rõ hơn về bản chất của từng trạng thái ở con người.
Nếu như nhu cầu là cảm giác thiếu hụt 1 sự thoả mãn cơ bản nào đó thì mong muốn ám chỉ sự ao ước được thoả mãn nhu cầu.

Trong khi đó, yêu cầu lại là trạng thái ở mức độ cao hơn. Biểu hiện qua khả năng và thái độ sở hữu chắc chắn.
Phải hiểu được trạng thái tâm lý của khách hàng ở mức độ nào thì mới tiếp thị sản phẩm, dịch vụ theo phương pháp phù hợp được.
Sản phẩm
Sản phẩm là cốt lõi của marketing. Người ta nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm hay đề ra các chiến lược nhìn chung đều là để tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Thế nhưng khi nói đến sản phẩm, cần phải hiểu sâu xa là bao gồm cả hàng hoá lẫn dịch vụ.
Một sản phẩm tốt chưa chắc đã thu hút sự lựa chọn của đông đảo khách hàng. Bởi lẽ, điều này còn phụ thuộc lớn vào cách chúng ta quảng bá. Hay, cách tiếp thị sản phẩm như thế nào.
Nếu như chỉ tập trung vào việc mô tả tính chất vật lý và giá trị bên ngoài của sản phẩm sẽ không đủ sức thuyết phục người mua. Đặc biệt là khi thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh.
Thay vào đó, marketing căn bản cho chúng ta biết rằng, nguyên tắc quan trọng nhất khi tiếp thị sản phẩm đó là tập trung vào lợi ích, giá trị cốt lõi do sản phẩm mang lại.
Giá trị chi phí và sự thoả mãn
Những người làm marketing luôn phải hướng tới yếu tố thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tính toán giá trị chi phí.
Khách hàng thường cân nhắc trước nhiều loại sản phẩm khác nhau. Thế nhưng vẫn thường hướng tới sản phẩm nào có thể đáp ứng được nhu cầu của mình nhất.
Chẳng hạn, người ta muốn tìm kiếm 1 phương tiện đi lại vừa nhanh, an toàn với chi phí vừa phải. Khi đó, sẽ có rất nhiều gợi ý. Tuy nhiên, xe máy vẫn là sản phẩm phù hợp nhất.
Tất nhiên, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo từng ngày. Cho nên, các đơn vị làm trong lĩnh vực marketing cũng phải linh hoạt nghiên cứu. Từ đó, tạo ra những sản phẩm cùng chiến lược marketing phù hợp hơn.
Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ
Nói đến marketing căn bản, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ cũng là yếu tố nền tảng quan trọng.
Khi con người có nhu cầu. Đồng thời đơn vị kinh doanh lại tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động trao đổi, giao dịch sẽ diễn ra.
Ngay trong đời sống hằng ngày, khi chúng ta thống nhất hàng đổi hàng hay dùng tiền để đổi hàng, thực chất đã tạo thành các giao dịch.
Khi sự trao đổi, giao dịch càng diễn ra phổ biến, các mối quan hệ được tạo thành và phát triển hơn.
Thị trường
Thị trường là nơi những người có nhu cầu và những người có khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động, trao đổi với nhau. Hay nói cách khác, đây là môi trường để người mua, người bán có thể gặp nhau.
Có nhiều loại hình thị trường khác nhau. Chúng được phân loại theo các tiêu chí nhất định. Chẳng hạn như thị trường nhu cầu. Thị trường sản phẩm. Hay, thị trường nhân khẩu, thị trường địa lý.
Xét về góc độ người bán, trên thị trường không chỉ có người mua mà còn có các đối thủ cạnh tranh.
Marketing căn bản phân loại. Từ đó nêu ra các đặc điểm đối thủ rất kỹ lưỡng. Giúp cho marketer nhận diện . Đồng thời phát triển các chiến lược phù hợp.

Nội dung của bộ môn marketing căn bản
Chính vì sự quan trọng và cần thiết của marketing căn bản mà người ta đã đưa phạm trù kiến thức này trở thành môn học.
Nội dung cơ bản của bộ môn này bao gồm:
- Nhập môn Marketing
- Môi trường Marketing
- Hành vi khách hàng
- Nghiên cứu Marketing
- Phân khúc khách hàng
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Định vị trong thị trường
- Chiến lược sản phẩm
- Các chiến lược định giá
- Các chiến lược phân phối
- Chiến lược xúc tiến
- Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm soát marketing
Nhìn chung, đây là những kiến thức nền tảng, cơ bản nhất. Trong quá trình học, học viên còn được phát triển kỹ năng thông qua tình huống thực tế hay các bài tính toán cụ thể.

Yếu tố nào giúp cho marketing căn bản trở nên thu hút?
Nói đến marketing căn bản, người ta luôn muốn tạo nền móng vững chắc cũng như cá tính riêng để thu hút sự quan tâm, lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng không thể không kể đến. Cụ thể:
Lựa chọn thông điệp ý nghĩa marketing căn bản có chiều sâu
Mỗi chiến lược marketing sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem khi truyền tải thông điệp ý nghĩa, trọn vẹn. Cho nên, thay vì chỉ đơn thuần quảng bá lợi ích vật lý, giá trị bên ngoài của sản phẩm, hãy nêu lên giá trị. Hay, các điểm cốt lõi của sản phẩm là gì.
Ngoài ra, khi thổi câu chuyện mang ý nghĩa thông điệp tốt đẹp gắn liền với giá trị sản phẩm, việc tiếp thị sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Đặt dấu hiệu nhận biết trên nhãn hiệu
Để khách hàng dễ dàng nhớ đến nhãn hiệu của bạn, hãy đặt dấu hiệu nhận biết nổi bật và đặc trưng. Thông thường, màu sắc và hình ảnh là 2 yếu tố tạo nên điểm nhấn của nhãn hiệu.
Thiết kế nhãn hiệu chỉ cần đơn giản, dễ nhớ. Đi kèm đó là mang ý nghĩa gắn với tên của nhãn hiệu đó. Chẳng hạn, logo của NIKE, Adidas, Vans,… rất đơn giản Thế nhưng lại trở thành nhãn hiệu mà hầu như ai cũng biết.
Kết hợp các công cụ marketing hiệu quả
Một điều quan trọng khác khi thực hiện chiến lược marketing đó là nên kết hợp nhiều công cụ 1 cách hiệu quả.
Ngoài những hình thức tiếp thị truyền thống. Nên áp dụng những kênh marketing online đang tạo thành xu hướng ngày nay.
Những chiến lược marketing trên facebook, instagram hay website nhìn chung đều có khả năng tiếp cận khách hàng rất tốt. Lại tiết kiệm thời gian, chi phí.
Ngoài ra, những rào cản về địa lý cũng không còn là vấn đề khó khăn. Đội ngũ marketer hoàn toàn có thể sáng tạo. Đem sản phẩm vươn ra đến thế giới.

Marketing căn bản mang tới những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người làm marketing nói riêng và những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Từ những nền tảng cơ bản, hãy học hỏi, phát triển kỹ năng, kinh nghiệm bản thân nhiều hơn nữa. Hướng đến đạt được những thành công trong lĩnh vực này. Liên hệ hocmarketingonline.net để được tư vấn thêm hàng loạt những thông tin hữu ích liên quan đến chiến lược marketing nhé.