Inbound marketing là gì? Làm sao để chuyển đổi người lạ thành khách hàng?

Inbound marketing là gì? Làm sao để chuyển đổi người lạ thành khách hàng?

Nếu muốn kinh doanh trực tuyến hiệu quả thì bạn nhất định phải biết về cái khái niệm liên quan như inbound marketing là gì? Sự khác biệt giữa inbound marketing và outbound marketing là gì? Các bước để chuyển đổi từ người lạ (khách hàng tiềm năng) thành khách hàng ra sao?….

Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về inbound marketing giúp bạn làm marketing hoặc kinh doanh online đạt hiệu quả cao nhất giữa thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.

Inbound marketing là gì?

Inbound marketing là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để mô tả một chuỗi các hoạt động marketing của doanh nghiệp có mục đích thông qua việc cung cấp những thông tin có giá trị. Nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và chuyển đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng một cách tự nhiên nhất. 

Inbound marketing là hoạt động marketing có chủ đích bằng cách thu hút khách hàng từ nội dung có giá trị.
Inbound marketing là hoạt động marketing có chủ đích bằng cách thu hút khách hàng từ nội dung có giá trị.

Một số lợi ích của Inbound marketing với doanh nghiệp:

  • Tăng độ nhận biết của khách hàng với brand;
  • Khoanh vùng đúng đối tượng khách hàng mục tiêu;
  • Khách hàng tương tác lớn, kéo theo tăng lượng traffic vào website;
  • Làm marketing online hiệu quả với chi phí thấp;
  • Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với brand.

Phân biệt giữa hai khái niệm inbound marketing và outbound marketing

Nếu như inbound marketing thiên về marketing online thì outbound marketing lại thiên về mảng marketing truyền thống. Ví dụ như: Quảng cáo trên tivi/đài, in ấn, quảng cáo billboards, gửi email, gọi tiếp thị bán hàng từ list data có sẵn,…So với outbound marketing thì inbound marketing tỏ ra hữu hiệu hơn trong quá trình trình chọn đúng phân khúc khách hàng mục tiêu. 

Nếu như inbound marketing thiên về marketing online thì outbound marketing lại thiên về mảng marketing truyền thống.
Nếu như inbound marketing thiên về marketing online thì outbound marketing lại thiên về mảng marketing truyền thống.

Những chủ đề thường dùng để làm inbound marketing

Thực ra, content marketing rất đa dạng, do đó chủ đề và hình thức để làm content inbound marketing cũng phong phú vô cùng. Tuy nhiên, có một số chủ đề làm inbound marketing phổ biến hơn cả. Đó là: 

  • Content Creation: Tức là doanh nghiệp sẽ đầu tư vào việc sáng tạo và xuất bản những nội dung mà có thể đánh trúng những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Có thể đáp ứng được nhu cầu và giải đáp băn khoăn của khách hàng.
  • Lifecycle Marketing: Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời con người sẽ có những nhu cầu khác nhau. Do đó, để tiếp cận được đối tượng khách hàng của từng độ tuổi khác nhau thì doanh nghiệp cần có những cách thức marketing khác nhau.
  • Personalization: Việc tạo ra những content mang những thông điệp cá nhân dễ dàng chiếm được thiện cảm với khách hàng hơn cả.
  • Multi-channel: Muốn làm inbound marketing thành công thì doanh nghiệp cần phải triển khai chiến dịch marketing của mình cùng lúc trên nhiều kênh khác nhau.
  • Integration: Để có thể chia sẻ nội dung đúng thời điểm, đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới cần có sự đo lường và phân tích kỹ lưỡng. Bạn có thể sử dụng 
Chủ đề để làm content inbound marketing cũng phong phú vô cùng.
Chủ đề để làm content inbound marketing cũng phong phú vô cùng.

Làm sao để chuyển đổi người lạ thành khách hàng?

Quy trình hoàn chỉnh để biến một khách hàng tiềm năng thành khách hàng của bạn trong inbound marketing sẽ gồm các bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Thu hút khách hàng tiềm năng (Attract);
  • Bước 2: Chuyển đổi khách hàng (Convert);
  • Bước 3: Chốt sale (Close);
  • Bước 4: Làm hài lòng khách hàng (Delight);

Cụ thể của quy trình inbound marketing sẽ được thực hiện như sau:

# Bước 1: Thu hút khách hàng tiềm năng bằng nhiều cách

Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm/dịch vụ của mình mà doanh nghiệp sẽ khoanh vùng đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau. Và bạn chỉ cần thu hút những người có nhu cầu, có tiềm năng trở thành khách hàng của mình mà thôi. Có rất nhiều khách để doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm đến dịch vụ/sản phẩm của mình. Đó là:

  • Thông qua các blog: Blog chính là “mảnh đất màu mỡ” để doanh nghiệp điều hướng khách hàng đến website của mình. Để phát triển blog hiệu quả bạn cần đầu tư content chất lượng, đánh trúng tâm lý, nhu cầu và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
  • Thông qua social media: Với sự lan tỏa nhanh và lượng người dùng mạng xã hội ngày càng tăng thì việc share những thông tin hữu ích sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tương tác với những khách hàng tiềm năng của mình. Đặc biệt, mạng xã hội đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng triệt để đó là Facebook và Zalo.
  • SEO: Đây cũng là một trong những cách điều hướng và giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình. Nếu biết cách nghiên cứu, lựa chọn từ khóa cẩn thận, tối ưu hóa website hiệu quả và nội dung chất lượng thì chắc chắn khách hàng sẽ dễ dàng hơn khi tìm kiếm trên các công cụ hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống website: Để tạo được ấn tượng, sự tin tưởng của khách hàng khi ghé thăm website của bạn thì content website cần phải đầu tư sau cho thật thu hút và truyền tải được đúng thông điệp đến với khách hàng mục tiêu. 
Quy trình inbound marketing thường gồm 4 bước cơ bản.
Quy trình inbound marketing thường gồm 4 bước cơ bản.

# Bước 2:  Chuyển đổi đối tượng khách hàng 

Sau khi đã có được đối tượng khách hàng tiềm năng tiếp theo doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi các đối tượng này bằng cách thu thập thông tin của họ, kích thích họ tương tác với website của bạn…

  • Tạo các form đăng ký: Nếu muốn có thông tin của khách hàng khi họ click vào website của bạn thì nên tối ưu hóa các form này sao cho khách hàng có thể thao tác dễ dàng nhất.
  • Landing pages: Đây chính là nơi hoàn hảo để doanh nghiệp tạo các call to action, chuyển đổi hành vi tiêu dùng của khách ghé thăm trang website của bạn.
  • Câu kêu gọi hành động: Trong bước chuyển đổi hành động của khách hàng không thể thiếu nút call to action (kêu gọi hành động – CTA). Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng nếu CTA không đủ mạnh, không đủ hấp dẫn thì khó có thể tạo được lead cho doanh nghiệp mình.
  • Contacts: Khi làm inbound marketing thì những thông tin về khách hàng tiềm năng đang tiếp cận với doanh nghiệp của bạn là tài sản vô cùng quý báu. Chúng là dữ liệu để bạn chốt sale với khách hàng và cũng là dữ liệu để bạn phân tích và tối ưu hiệu quả hơn trong tương lai. 
Trong bước chuyển đổi hành động của khách hàng không thể thiếu nút call to action (kêu gọi hành động – CTA).
Trong bước chuyển đổi hành động của khách hàng không thể thiếu nút call to action (kêu gọi hành động – CTA).

# Bước 3: Tiến hành chốt sale 

Khi đã hoàn thành 2 bước trên thì cũng đến lúc doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi hành vi tiêu dùng của nhóm đối tượng khách hàng đó thành khách hàng thực sự. Thông qua những công cụ hỗ trợ chốt sales đúng khách hàng vào đúng thời điểm đó là:

  • Closed-loop Reporting: CRM – Customer Relationship Management của công cụ này cho phép doanh nghiệp tiến hành phân tích và đánh giá chính xác hiệu quả phối hợp giữa đội ngũ bán hàng và bộ phận marketing để chốt sale hiệu quả nhất.
  • Email: Những email marketing với nội dung hữu ích và phù hợp có thể giúp doanh nghiệp dần dần xây dựng lòng tin ở các khách hàng tiềm năng và giúp họ an tâm hơn khi mua hàng những lần sau đó.
  • Marketing Automation: Quá trình tự động hóa Marketing liên quan đến việc tạo ra các email Marketing tùy theo những nhu cầu và giai đoạn khác nhau của khách hàng.
  • Lead Scoring: Công cụ giúp các seller nhận ra rằng lead nào đang sẵn sàng mua hàng và đồng thời nó cũng giúp chấm điểm, đánh giá mức độ sẵn sàng của các lead giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tiếp cận và chốt sales.
Doanh nghiệp cần duy trì lòng trung thành của khách hàng với brand thông qua việc đem đến những lợi ích cho họ.
Doanh nghiệp cần duy trì lòng trung thành của khách hàng với brand thông qua việc đem đến những lợi ích cho họ.

# Bước 4: Duy trì lòng trung thành của khách hàng với brand

Sau khi chốt sale lần đầu tiên, doanh nghiệp cần duy trì lòng trung thành của khách hàng với brand thông qua việc đem đến những lợi ích cho họ. Ví dụ như:

  • Chính sách hoàn trả tốt;
  • Miễn phí vận chuyển;
  • Hỗ trợ khách hàng chất lượng cao;
  • Ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng thân thiết;…

Những công cụ thường được marketer sử dụng để đem lại sự hài lòng cho khách hàng đó là:

  • Smart CTA: Công cụ hỗ trợ gửi những thông điệp và ưu đãi cho khách hàng dựa trên những thông tin cá nhân của người mua vào từng giai đoạn cụ thể.
  • Social Media: Tùy vào từng trang mạng xã hội khác nhau mà bạn có thể chăm sóc khách hàng khác nhau.
  • Email marketing: Tri ân khách hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp,… 
Tóm lại:

Inbound marketing là một chiến lược marketing online hiệu quả đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Với inbound marketing, doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cao độ nhận diện thương hiệu và độ phủ thương hiệu với khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện một chiếc lược inbound cần nhiều sự đầu tư về thời gian, công sức, nhân lực chứ không thể hoàn thành trong một sớm một chiều được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *